Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Cách điều trị da mặt sần sùi nhờ cà phê

Cách điều trị da mặt sần sùi nhờ cà phê

Ngày 10/08/2013
Làn da sần sùi khiến gương mặt trở nên già nua, xấu xí? Công thức sau đây với cà phê sẽ giúp bạn không còn phải phiền muộn về điều đó!
Phụ nữ ở các nước như Hawaii, Bali hay Nam Mỹ từ lâu đã biết đến tác dụng tuyệt vời của cà phê với nhan sắc. Chất chống ô xy hóa có trong cà phê có tác dụng làm se da, giúp da mịn màng, tươi trẻ. Chất exfoliation và các enzyme có tác dụng làm săn bề mặt của da, bảo vệ da trước những tác động của khói bụi và thời gian. Cà phê xay là nguyên liệu của nhiều loại sữa rửa mặt và mặt nạ dưỡng thể tại các thẩm mỹ viện. Nhiều Spa hàng đầu thế giới đều sử dụng cà phê như một trong các chất có khả năng hữu hiệu để điều trị da và làm đẹp.
Cách trị da mặt sần sùi 1
Cà phê tăng cường chuyển hóa chất béo. Vì vậy, khi đắp lên da, cà phê hấp thụ và loại bỏ các chất lỏng và chất béo từ da của bạn làm giảm sự xuất hiện của mụn và những vết sần sùi.
Để phòng tránh những vết sần sùi trên da bạn có thể sử dụng cà phê theo cách sau đây:
Chuẩn bị:
- 1/2 cup cà phê xay
- ¼  cup đường nâu
- Dầu ô liu
Thực hiện:
- Rửa mặt thật sạch
- Thoa dầu ô liu lên vùng da sần sùi
- Trộn cà phê xay với đường
- Sử dụng hỗn hợp cà phê + đường xoa tròn lên vùng da vừa bôi dầu, mát xa nhẹ nhàng
- Rửa sạch bằng nước ấm
Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làn da của bạn trở nên mịn màng, không còn những vết sần sùi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về giải pháp điều trị làn da mặt sần sùi

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Cà Phê Arabica Chế Biến ướt

Cà Phê Arabica Chế Biến ướt

HI TIẾT SẢN PHẨM
QUI TRÌNH CHẾ BIẾN ƯỚT CÀ PHÊ:
Phương pháp chế biến cà phê ướt phức tạp hơn chê biến khô và thường được áp dụng cho cà phê arabica. Đặc điểm chính của chế biến ướt là phần thịt giữa hạt và vỏ cà phê được loại bỏ trước khi làm khô cà phê.
Phương pháp này đòi hỏi trang bị máy móc chuyên dụng và tiêu hao một số lượng nước đáng kể, do đó phải có cả 1 qui trình xử lý hợp lý đảm bảo cả an sinh cho môi trường. Khi thực hiện đúng, phương cách chế biến nầy giúp đảm bảo phẩm chất nội tại của hạt cà phê, cho ra sản phẩm cà phê nhân có màu sắc và chất lượng đồng nhất tránh những khiếm khuyết tác động xấu đến chất lượng thử nếm. Cà phê được sản xuất bằng phương pháp chế biến ướt luôn có chất lượng tốt hơn và các giá trị thương mãi cũng luôn cao hơn.
Qui trình chế biến ướt chủ yếu gồm 05 bước:
Bước đầu tiên: Làm sạch tạp chất.  Sau khi thu hoạch, dù cẩn thận đến đâu vẫn sót vào một số lượng trái cà phê khô, hoặc chưa chín, hoặc bị sâu mà sẽ làm cho chất lượng của lô cà phê bị giảm đi. Ngoài ra, có cành cây nhỏ, lá cà phê cũng như đá và bụi bẩn, các tạp chất khác sẽ lẫn lộn trong lô cà phê qua vụ thu hoạch.  Công đoạn sơ chế, phân loại và làm sạch trái cà phê chín rất cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch. Thường thực hiện bằng cách rửa trái cà phê chín trong thùng đầy nước chảy. Kế đó cà phê đi qua máy rung sàng hạt, phân loại tách biệt giữa trái cà phê chín và quả chưa chín, lớn và nhỏ.
Bước thứ hai:  Công đoạn nầy được thực hiện bởi máy xát, xát vỏ, loại bỏ thịt và chất nhầy khỏi hạt cà phê. Sau khi phân loại cần lập tức xát trái cà phê để tránh tác động hưởng đến chất lượng của cà phê. Công đoạn nầy chủ yếu làm cho vỏ, thịt kèm theo chất nhầy và  hạt cà phê đước tách ra, cà phê được làm sạch . Đây là công đoạn tao ra sự khác biệt quan trong giữa hai phương pháp chế biến khô và ướt. 

Bước thứ ba:  Là quá trình lên men. Do phần thịt và chất nhầy của trái được tách ra khỏi hạt bằng các phương tiện cơ học thường bị sót lại dính xung quanh hạt cà phê và sẽ gây tác ảnh hưởng xấu ảnh hưởng đến phẩm chất của cà phê, nên phải tiếp tục làm sạch bằng phương pháp tác động hóa học. Hạt cà phê thóc được ủ trong các thùng lớn và để cho lên men bởi các enzyme tự nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung.  Đối với hầu hết cà phê quá trình loại bỏ chất nhầy từ 24 đến 36 giờ, tùy thuộc vào độ dày, nhiệt độ của lớp chất nhầy và nồng độ của các enzym. sau quá trình lên men chất nhầy bám quanh hạt cà phê bị mất kết cấu nhớt và dễ dàng được tẩy sạch bởi nước.
   
Bước thứ tư: Công đoạn sấy khô. Sau khi lên men, hạt cà phê được rửa bằng nước sạch, có độ ẩm khoảng 57% - 60 % và được chuyển đến công đoạn sấy khô. Quá trình sấy kết thúc khi mức độ ẩm cà phê là 12,5%. Có thể làm khô hạt cà phê thóc bằng cách phơi trên sân bê tông hoặc sấy bằng điện. Phơi nắng phải mất từ ​​8 đến 10 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm môi trường xung quanh. Cà phê sấy bởi máy sấy thì khô nhanh hơn, tuy nhiên, quá trình này phải được kiểm soát cẩn thận để đạt được yêu cầu và kinh tế mà không có bất kỳ thiệt hại nào đối với chất lượng cà phê.
Bước thứ năm: Lưu trữ: Sau khi sấy, cà phê thóc sẽ được lưu kho và sẽ xay xát thành cà phê nhânngay trước khi đóng bao xuất khẩu, hay trước khi cho vào máy rang trong công đoạn rang.

Các Dòng Cà Phê Robusta Chất Lượng Cao Ở Việt Nam

Các Dòng Cà Phê Robusta Chất Lượng Cao Ở Việt Nam

Have it your way. (Thưởng thức theo cách của bạn) - Tel : 01296803790
Chia sẻ :
Lúc đầu là những bông hoa trắng nuốt, thơm ngào ngạt mọc ra thành từng chùm từ các nách lá của cành. Sau đó, trái cà phê mọc ra thành từng chùm dài như các chuỗi. Cây cà phê Arabica tự thụ phấn, còn Robusta thì phụ thuộc vào sự thụ phấn chéo. Sau khi trổ hoa được 30-35 tuần, trái cà phê sẽ chín dần và trở nên tuyệt đẹp.
Ở Việt Nam, những giống cà phê Robusta được Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên chọn lọc nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép non nối ngọn trong chương trình tái canh cây cà phê gồm một số giống chính là: TR4 ; TR5 ; TR6 ; TR7; TR8
     * Dòng vô tính  TR4:  Sinh trưởng khoẻ, cây cao trung bình, phân cành nhiều, cành hơi rũ. Lá to trung bình, màu lá non xanh nhạt, màu là già xanh vàng, dạng lá mũi mác. Quả chín có màu đỏ cam, dạng quả hình trứng ngược, số quả/ kg: 750-800. Hạt to trung bình, tỉ lệ tươi/nhân: 4,1. Trọng lượng 100 nhân: 17,1g. Hạt loại 1: 70,9 %. Hàm lượng cafein: 1,68g/100g chất khô. Năng suất khoảng 7 Tấn nhân/ha, thời gian thu hoạch hàng năm từ 15/11 đến 15/12. Khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao
       Dòng vô tínhTR5: Cây sinh trưởng khoẻ, chiều cao trung bình, phân cành trung bình, cành rũ. Lá trung bình, dạng tròn,  lá non màu xanh tươi, lá già màu xanh đậm. Quả chín có màu  huyết dụ, quả hình Tròn, số quả/ kg: 650-700 quả. Hạt rất to, tỉ lệ tươi/nhân: 4,4, trọng lượng 100 nhân: 20,6g, hạt loại 1: 90,5 %. Năng suất khoảng 5 Tấn nhân/ha. Thời gian thu hoạch hàng năm từ 1/11 đến 30/11,. Kháng bệnh gỉ sắt rất tốt
     * Dòng vô tính TR6:  cây sinh trưởng khoẻ, chiều cao trung bình, phân cành ít, cành xòe ngang. Lá trung bình, hình mũi mác, màu sắc lá non: xanh tươi, màu sắc lá già xanh đậm. Quả chín màu vàng cam, dạng tròn, số quả/ kg: từ 790-800 quả.Hạt to trung bình, tỉ lệ tươi/nhân 4,3. Trọng lượng 100 nhân: 17,5g, hạt loại 1: 75,0% .Hàm lượng cafein: 1,95g/100g chất khô. Năng suất suất tương đối cao khoảng 6 Tấn nhân/ha, thời gian thu hoạch hàng năm từ 15/12 đến 15/1 Khả năng kháng gỉ sắt rất cao
      Dòng vô tính TR7: Sinh trưởng khoẻ, cây cao trung bình, phân cành nhiều, cành xòe ngang. Lá trung bình, dạng lá mũi mác, màu sắc lá non: xanh tươi, lá già màu xanh đậm. Quả chín màu đỏ hồng, dạng quả trứng ngược, khoảng 734 quả / kg. Tỉ lệ hạt tươi/nhân: 4,4 Trọng lượng 100 nhân: 17,5g, hạt loại 1: 72,8 %. Hàm lượng cafein: 1,85g/100g chất khô. Năng suất khà cao, 6 Tấn nhân/ha, thời gian thu hoạch hàng năm từ 15/11 đến 15/12. Kháng bện gỉ sắt rất cao
     Dòng vô tính TR8:  cây sinh trưởng rất khoẻ, cây cao trung bình, Phân cành trung bình, cành ngang. Lá trung bình, dạng lá mũi mác, lá non màu xanh tươi, màu sắc lá già xanh đậm. Quả chín màu huyết dụ, dạng quả hình trứng, có núm, số quả/ kg: 650-670 quả. Hạt rất to. Tỉ lệ tươi/nhân: 4,4. Trọng lượng 100 nhân: 17,6g, hạt loại 1: 68,4 %. Hàm lượng cafein: 1,57g/100g chất khô. Năng suất rất cao 6-7 Tấn nhân/ha. thời gian thu hoạch hàng năm từ 15/11 đến 15/12. Khả năng kháng bệnh gỉ sắt khá cao 
 Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì có đến 98,3% là giống thực sinh; trong đó chiếm tỷ lệ 85,2% là giống do nông dân tự sản xuất. Công tác lai tạo và phát triển các giống Cà phê Robusta rất phong phú. Để hiểu biết, lựa chọn và đưa vào sản xuất, chế biến các sản phẩm cà phê Robusta chất lượng cao, nhà sản xuất, chế biến, và cung cấp chuyên nghiệp cần bỏ nhiều công sức, đến thực địa, nghiên cứu, khảo sát, khám phá học hỏi không ngừng nghỉ.
 Ngoài các giống Robusta vừa kể trên chúng ta còn có các dòng khác cũng rất thắng thế. Mỗi một chủng loại đều có ưu thế và đặc điểm riêng. : 
     * Giống TR9: cây sinh trưởng khoẻ, lá có màu xanh đậm, quả khi chín có màu huyết dụ, quả rất to, kháng bệnh gỉ sắt tốt, tỷ lệ hạt loại đặc biệt đạt trên 80%, năng suất 5,5 tấn/ ha.
    * Giống TR11: cây sinh trưởng khoẻ, cành xiên, phân cành ít, lá có màu xanh vàng, quả khi chín có màu đỏ hồng, kháng bệnh gỉ sắt tốt, tỷ lệ hạt loại I đạt trên 80%, năng suất 4,2 tấn/ ha.
    * Giống TR12: cây sinh trưởng khoẻ, lá màu xanh, quả rất to, quả khi chín có màu đỏ hồng, kháng bệnh gỉ sắt tốt, tỷ lệ hạt loại đặc biệt đạt trên 90%, năng suất 4,3 tấn/ ha.
     * Giống TR13: cây sinh trưởng khoẻ, cành ngang, lá xanh đậm, quả rất to, quả khi chín có màu đỏ hồng, kháng bệnh gỉ sắt tốt, tỷ lệ hạt loại đặc biệt đạt trên 90%, năng suất 5,2 tấn/ ha.

Các Dòng Cà Phê Arabica Chất Lượng Cao Ở Việt Nam

Các Dòng Cà Phê Arabica Chất Lượng Cao Ở Việt Nam

Have it your way. (Thưởng thức theo cách của bạn) - Tel : 01296803790
Arabica chinh phục những con người sành điệu ẩm thực nhất trên thế giới. Cà phê Arabica là nguyên liệu chính của các hảng cà phê, các thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới.
Việt Nam hiện nay là một nước có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới với hơn 500.000 ha và sản lượng hàng năm từ 900.000–1.200.000 tấn. Nhưng cho tới nay cả nước chỉ có khoảng 35.000 ha cà phê Arabica, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên... Cà phê Arabica có  giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Trên thị trường cà phê Arabica luôn được đánh giá cao hơn vì có hương vị thơm ngon. Giá cà phê Arabica thường cao hơn gấp đôi so với giá Robusta. Cà phê Aarabica đại diện cho khoảng gần 70% các sản phẩm cà phê cao cấp trên thế giới. Arabica có nguồn gốc từ vùng cao nguyên nhiệt đới Ethiopia, Đông Phi.  Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng được đánh giá cao nhất.
Ở Việt Nam, các huyện, vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt được coi là thiên đường cà phê Arabica với những “chỉ số vàng”, cao 1.500 m, khí hậu ôn đới mát quanh năm, nhiệt độ cực đại trong năm không vượt quá 33 độ, nhiệt độ cực tiểu 5 độ. Đây là vùng sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao nhất cả nước. Địa hình càng cao, khí hâu càng lạnh hơn, càng cho ra những hạt cà phê Arabica chất lượng tuyệt hảo. 
 
   
Arabica có giá trị cao nhất Việt nam và có chất luợng hương vị sánh ngang với cà phê ngon nhất thế giới là Arabica Bourbon (Moka) được trồng tại Cầu Đất, xã Xuân Trường, Thành phố Đà Lạt. Ngoài ra các huyện như Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng... cũng có thể trồng cây Arabica. Arabica Bourbon, Typica là các giống lâu đời, rất thơm ngon được trồng ở đây... Về phía Bắc, Khí hậu lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, lượng mưa lớn, không có mùa khô rõ rệt, tạo ưu thế sinh trưởng cao cho cà phê Arabica phát triển, huyện Yên Bình thuộc Tỉnh Yên Bái, Arabica có hương vị rất tuyệt. . Về phía tây Hoàng Liên Sơn có thể xem vùng cà phê Sơn La, Điện Biên có vị trí tương tự như vùng Sao Paulo của Brasil, có khác chăng chỉ là 2 vùng cà phê nằm ở 2 phía Bắc và Nam bán cầu. Đặc biệt cà phê Chiềng Ban, Sinh Ban, Sơn La chất lượng chỉ đứng sau cà phê Dalat. Các khách hàng quốc tế, vốn ưu chuộng Arabica đã đánh giá cao cà phê Caturra, Catuai, Cartimor ở Tây Bắc. Miền trung có Arabica xuất phát từ Khe sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị, khá độc đáo và thú vị.
 
  
Ngoài những giống Arabica căn bản, được trồng từ trước, gần đây, Viện KHKTNLN Tây đã lai tạo ra nhiều giống Arabica, sau nhiều năm, kết quả đã chọn được 10 giống lai gồm TN1, TN2...đến TN10. Trong đó, hai giống lai TN1, TN2 có năng suất cao và chất lượng tốt đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá canh tác và hầu hết được trồng bằng giống lai Catimor. Tuy giống Catimor có nhiều ưu điểm nổi trội trong canh tác nhưng vẫn còn một số hạn chế như phẩm chất nước uống chưa cao, hạt còn bé và có dạng bầu như hạt cà phê vối nên chưa hoàn toàn thỏa mãn đối với những người tiêu dùng ưa chuộng cà phê Arabica chất lượng cao. Hiện nay tại Viện KHKTNLN Tây đã lai tạo ra nhiều giống Arabica, sau nhiều năm, kết quả đã chọn được 10 giống lai gồm TN1, TN2...đến TN10.  Trong đó, hai giống lai TN1, TN2 có năng suất cao và chất lượng tốt đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khu vực hoá canh tác. Các giống cà phê Arabica lai mới này có đặc tính cây sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, đạt năng suất từ 4 đến 5 tấn cà phê nhân/ha, kích cỡ hạt lớn, trọng lượng 100 nhân trên 15 - 17gram, kháng cao đối với bệnh gỉ sắt...
I. Giống cà phê Arabica TN1
Giống TN1 được lai tạo từ năm 1991, là thế hệ lai F1 giữa giống KH3-1 (nguồn gốc từ Ethiopia) và giống Catimor (thế hệ F4 du nhập từ Bồ Đào Nha). Giống TN1 được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 725/QĐ-TT-CCN, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, ngày 12/12/2011. TN1 có các đặc điểm chính:
*  Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép non nối ngọn. *  Sinh trưởng khoẻ*.  Góc phân cành 55 - 600*  Phân cành cấp hai nhiều. *  Năng suất: >5 tấn nhân /ha* .  Chất lượng hạt: P100 nhân >15 g. Hạt A1>70%. * Tỷ lệ tươi/nhân: 5,5 - 6. Kháng cao đối với bệnh gỉ sắt.
II. Giống cà phê Arabica TN2
Giống TN2 được lai tạo từ năm 1993, là thế hệ lai F1 giữa giống Catimor (Catimor thế hệ F4  Bồ Đào Nha) và KH4 (Xuất xứ từ Ethiopia). Giống TN2 được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 725/QĐ-TT-CCN, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, ngày 12/12/2011. TN2 có các đặc điểm chính: *  Nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép non nối ngọn. *  Sinh trưởng trung bình. *  Góc phân cành 55 - 600. *   Phân cành cấp hai nhiều. *  Năng suất: >4 tấn nhân/ha. *  Chất lượng hạt: P100 nhân >14 g. Hạt A1>70%. *  Kháng cao đối với bệnh gỉ sắt

cà phê nhân cherry - Liberia green beans

cà phê nhân cherry - Liberia green beans

Have it your way. (Thưởng thức theo cách của bạn) - Tel : 01296803790
 Tên khoa học của cà phê Mít, Chary là Coffea liberica hay Coffea excelsa. Cà phê Mít, hay Chary coffee, có nguồn gốc ở xứ Ubangui Chari, thuộc Biển Hồ gần xa mạc Xahara, và được du nhập vào Việt Nam từ năm 1905. Cà phê Mít thích hợp ở độ cao 800m, cần nhiều ánh sáng, được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và ở Long Khánh, Đồng Nai. Tỉnh Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này.
  Hạt cà phê mít màu vàng sáng, nhọn hai đầu , hơi giống hạt lúa,  hàm lượng cafein 1,4 - 1,6 %. Vị hơi chua nhẹ, hương thơm dịu theo một phong vị khá độc đáo.


Cây cà phê Mít cao lớn, tương tự như cây mít, từ 6 – 15 m, lá cũng giống lá mít to hình trứng hoặc hình lưỡi mác, gân lá nổi lên ở mặt dưới, cành lớn tán rộng, nhìn xa xa cũng giống cây mít. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh. Cà phê Mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa. Một cây cà phê Mít  trưởng thành có từ 30.000 – 40.000 hoa. Hoa chỉ nở trong 3 – 4 ngày, thời gian thụ phấn khoảng 2 – 3 giờ. Cà phê Mít có đặc điểm ra hoa tại vị trí cũ vào vụ kế tiếp nên vào vụ thu hoạch (tháng 5 – tháng 7).  Quả cà phê Mít lớn hình bầu dục, núm to và lồi, tùy điều kiện khí hậu vùng đất quả sẽ chín sớm hơn hoặc cùng lúc với thời điểm cây ra hoa. Một đặc điểm khác của cây cà phê mít là trên tại một đốt cành có thể có cùng lúc quả xanh, quả chín, nụ, hoa. Hoa của ba loại cà phê trên thường nở đồng loạt, thành chùm màu trắng muốt, hương thơm ngào ngạt. Đây là yếu tố bất lợi cho thu hoạch và giảm năng suất. quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Quả cà phê Mít lớn nhưng thịt nhiều và hạt nhân thon  nhỏ.